VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI TIỀN GIANG
Công ty vận tải Tri Châu là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang uy tín và chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối với dịch vụ của chúng tôi.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển đường bộ đến Tiền Giàng. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm, chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn, nhanh chóng và đúng hẹn cho từng lô hàng của khách hàng.
Chúng tôi hiểu rằng, việc vận chuyển hàng hoá đến Tiền Giang là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự quan tâm đến từng chi tiết nhỏ. Vì vậy, chúng tôi luôn đặt mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu và yêu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hoá như bốc xếp, đóng gói và lưu kho. Chúng tôi cam kết sử dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại nhất để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hoá của khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển.
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Tiền Giang của chúng tôi và để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi. Hoặc truy cập thông tin qua website : vận chuyển hàng hoá từ tphcm đi Tiền Giang.
Chúng tôi nhận vận chuyển hàng hóa đi Tiền Giang Đến các khu vực quận , thị như : Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, Huyện Cái Bè, Huyện Cai Lậy, Huyện Châu Thành ,Huyện Chợ Gạo , Huyện Gò Công Tây, Huyện Gò Công Đông, Huyện Tân Phước. Là những địa danh phát triển mạnh nên nhu cầu giao thương hàng hóa nơi đây với Tp.HCM được nhiều người chú ý đến .
Lợi ích của việc vận chuyển hàng hoá từ Tphcm đi Tiền Giang Bằng đường bộ
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang là một trong những dịch vụ quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh doanh và sản xuất hiện nay. Có nhiều lợi ích mà dịch vụ này mang lại cho các doanh nghiệp và cá nhân khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới Tiền Giang. Dưới đây là một số lợi ích của dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang, bạn sẽ không cần phải tự vận chuyển hàng hoá mà có thể dành thời gian và nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời, các đơn vị vận chuyển hàng hoá có thể tối ưu hóa đường đi để giảm thiểu chi phí vận chuyển, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp.
- Đảm bảo an toàn cho hàng hoá: Khi vận chuyển hàng hoá bằng các đơn vị chuyên nghiệp, hàng hoá của bạn sẽ được đảm bảo an toàn và không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm nhạy cảm, dễ bị hư hỏng hoặc có giá trị cao.
- Đa dạng hóa các phương tiện vận chuyển: Chúng tôi vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang bằng xe tải với nhiều chủng loại như : Xe 2 tấn, Xe 5tấn,Xe 8 tấn, Xe 15 tấn, Xe 19 tấn , và xe Container 33 tấn… Giúp bạn có nhiều lựa chọn để vận chuyển hàng hoá tùy theo quy mô và khoảng cách.
- Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng: Các đơn vị vận chuyển hàng hoá đều có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu vận chuyển của khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể đáp ứng kịp thời các đơn hàng từ khách hàng, đảm bảo hài lòng và giữ chân khách hàng hiện tại cũng như mở rộng thị trường.
- Cung cấp các dịch vụ bổ sung: Ngoài vận chuyển hàng hoá, các đơn vị vận chuyển hàng hoá đi Tiền Giang còn cung cấp các dịch vụ bổ sung
- Chúng tôi thường vận chuyển các mặt hàng về Tiền Giang như : Hàng tiêu dùng,nông sản, thực phẩm,thức ăn chăn nuôi. Riêng hàng sợi vãi, nệm mouse, cao su, bàn ghế, hàng trang trí nội thất, chúng tôi thường vận chuyển về thành phố Mỹ Tho và các khu công nghiệp .
Tin liên quan :
Ký kết hợp đồng vận chuyển :
- Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
- Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.
Phương châm của Công ty chúng tôi là: Đảm bảo uy tín- Thời gian đúng hẹn.
Trách nhiệm sau vận chuyển:
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá nếu có sai sót, sơ suất khó tránh, làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công Ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi thường theo thẩm định.
Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải Tri Châu trong suốt những năm qua.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TRI CHÂU
- Trụ sở : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
- Di động : 0987.992.139 – 0813.188.427 – 0933.744.015
- MST : 0313731840
- Website: 24hvanchuyen.com
- Email : vantaitrichau@gmail.com
NHẬT KÝ VẬN CHUYỂN
Sáng nay ngày 14-03-2018 chúng tôi nhận vận chuyển 1 tủ quảng cáo và 1.5 tấn bình ắc quy của cty Trí Lực Việt, tại quận Bình Tân đi Lotte An Giang, Dự kiến chiều sẽ giao hàng cho khách theo hợp đồng đã ký . Chúng tôi có đội xe 2 tấn để vận chuyển hàng hóa trong thành phố và đi các tỉnh.
Khẩn trương thông luồng ra biển
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo và thủy sản lớn nhất của cả nước. Hằng năm, nơi đây cung ứng hàng triệu tấn gạo và thủy sản xuất khẩu, đem về cho đất nước hơn 4 tỉ USD… Thế nhưng, hầu hết hàng hóa nông, thủy sản của ĐBSCL xuất khẩu qua các cảng của TP Hồ Chí Minh. Tính ra, mỗi năm, ĐBSCL mất đi hàng trăm triệu USD do chi phí vận chuyển từ các tỉnh, thành ĐBSCL đến TP Hồ Chí Minh. Một trong những trở ngại cho vận chuyển hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu ĐBSCL là do đường thủy đang mắc cạn, tàu biển có trọng tải lớn không thể ra vào luồng sông Hậu. Gần đây, được sự quan tâm của Trung ương, một dự án nạo vét, khơi thông luồng cho tàu vận tải biển ra vào sông Hậu đã mở ra một triển vọng mới cho việc xuất khẩu hàng hóa ở ĐBSCL.
NHỮNG NGHỊCH LÝ…
ĐBSCL sông ngòi chằng chịt, lẽ ra, có nhiều lợi thế đường thủy nhưng hơn chục năm qua luồng lạch ra vào sông Hậu bị cạn, hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu giảm khả năng cạnh tranh, do phải tốn nhiều chi phí vận chuyển. Từ nhiều năm trước, tại diễn đàn đầu tư vào ĐBSCL, ông Philippe Serence, một doanh nhân đến từ Pháp, đã nhiều năm làm ăn tại ĐBSCL, cho rằng: “Chúng ta có tất cả nhưng thiếu hạ tầng cơ sở hiện đại, hợp lý, kinh tế”. Ông phân tích thêm: tôm xuất khẩu của Việt Nam đa số là của ĐBSCL được chuyển về TP Hồ Chí Minh, rồi mới xuống tàu đi ra nước ngoài; trái cây thì chuyển ra Bắc đi Trung Quốc bị hao hụt 30%; gạo, thịt xuất khẩu cũng phải vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh. Tính ra, mỗi năm hao hụt đến hàng trăm triệu USD. ĐBSCL chưa có một hệ thống hạ tầng cơ sở giúp khai thác tốt các tài nguyên dọc hệ thống sông Mekong bên cạnh một cụm cảng được xây dựng hợp lý, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 5.000-10.000 tấn, để tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác tốt lợi thế của vận chuyển đường thủy.
Mặc dù vậy nhưng đến nay cơ sở hạ tầng luồng lạch, cảng biển chưa được cải thiện đáng kể. Hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL vẫn chưa thuận buồm xuôi gió theo luồng sông Hậu vươn ra biển lớn. Bởi nghịch lý là luồng vào sông Hậu duy nhất qua cửa Định An bị cạn dần. Tại Hội nghị tổng kết công tác xúc tiến đầu tư của TP Cần Thơ, tổ chức vào đầu tháng 2-2010, ông Phan Thành Tiến, Giám đốc cảng Cần Thơ, trăn trở: trong 12 năm qua, Cục Hàng hải, chủ đầu tư nạo vét luồng Định An, chỉ đầu tư nạo vét với số tiền 87 tỉ đồng, với khoảng 3 triệu m3 đất cát, chưa bằng khối lượng san lấp mặt bằng cho một nhà máy lớn. Trước đây, luồng Định An sâu -4,5m, tàu 5.000 tấn có thể ra vào được, nhưng hiện nay chỉ còn – 3,2 m tàu 5.000 tấn không thể đi được. Trong khi đó, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ĐBSCL tăng mạnh. 12 năm trước, sản lượng thông qua các cảng ĐBSCL chỉ khoảng vài trăm ngàn tấn nhưng nay đã tăng lên 20 triệu tấn. Sản lượng hàng hóa thì tăng như vậy nhưng lượng tàu có trọng tải lớn thì tụt dần…
Điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu gạo, thủy sản của ĐBSCL. Phần lớn 2 mặt hàng xuất khẩu chính yếu này của ĐBSCL đều xuất qua các cảng TP Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt kỷ lục, cao nhất từ trước đến nay, hơn 6 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp gần 90% lượng gạo xuất khẩu nhưng sản lượng gạo xuất khẩu qua cảng Cần Thơ (một trong những cảng đạt sản lượng cao nhất ĐBSCL, năm 2009 cảng Cần Thơ đạt sản lượng hàng hóa hơn 7,5 triệu tấn) chỉ đạt hơn 68,5 ngàn tấn gạo. So với sản lượng gạo xuất khẩu của ĐBSCL thì con số này không đáng kể.
Còn mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ĐBSCL là thủy sản ( hàng năm xuất khẩu tôm, cá khoảng 2 triệu tấn) qua cảng Cần Thơ lại hầu như là số 0. Hỏi các cảng và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cá, tôm ĐBSCL được trả lời rằng luồng lạch vào sông Hậu bị cạn tàu biển có trọng tải lớn không thể vào nhận hàng được, đành phải vận chuyển đến các cảng TP Hồ Chí Minh giao hàng. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các cảng TP Hồ Chí Minh luôn bị quá tải. Hơn nữa, hàng hóa nông, thủy sản ĐBSCL mất lợi thế cạnh tranh, do chi phí vận chuyển tăng thêm, giá thành đội lên. Bởi hiện nay có đến 70-80% lượng hàng hóa của ĐBSCL xuất khẩu qua các cảng TP Hồ Chí Minh. Bình quân chi phí vận chuyển từ ĐBSCL đến TP Hồ Chí Minh 180 USD/container và 7-10 USD/tấn.
LUỒNG SẼ THÔNG?
Các nhà xuất khẩu nông, thủy sản, nhà nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu và các cảng ĐBSCL đều mong đợi cơ sở hạ tầng luồng lạch sớm thông để tàu biển có trọng tải lớn ra vào sông Hậu dễ dàng. Ngày 24-12-2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 2190/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, nhóm cảng biển ĐBSCL (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam) là nhóm 6 trong 6 nhóm hệ thống cảng biển Việt Nam. Các cảng chính trong nhóm 6 là Cần Thơ, đây là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Gồm các khu bến chức năng như Cái Cui là khu bến chính của cảng, chủ yếu nhận hàng tổng hợp cho tàu 1-2 vạn tấn, có bến chuyên dùng của cơ sở công nghiệp dịch vụ ven sông. Cảng Hoàng Diệu, Bình Thủy tiếp nhận tàu 1 vạn tấn. Trà Nóc, Ô Môn là khu bến cảng chuyên dùng của các cơ sở công nghiệp ven sông, có bến tổng hợp hỗ trợ khu bến Hoàng Diệu phục vụ chung cho khu công nghiệp, tiếp nhận tàu 5.000-10.000 tấn. Tại Phú Quốc là khu bến An Thới, Vịnh Đầm cho tàu 2.000-3.000 tấn, khu bến tại Mũi Đất Đỏ cho tàu khách du lịch quốc tế 8-10 vạn GRT.
Các cảng tổng hợp địa phương (loại II) trên sông Tiền; sông Hậu; sông Cái Lớn (Cà Mau) và ven biển Tây. Các cảng này là cảng tổng hợp địa phương, có bến chuyên dùng của cơ sở công nghiệp dịch vụ ven sông là vệ tinh của khu bến tổng hợp. Cảng chuyên dùng nhập than cho các nhà máy nhiệt điện, gồm đầu mối tiếp chuyển ngoài khơi cho tàu 10-20 vạn tấn và bến tại nhà nhà máy cho phương tiện nhỏ.
Theo đó, phía Đông ĐBSCL là đầu mối tiếp nhận than vùng cửa sông Hậu (thuộc Trà Vinh hoặc Sóc Trăng); bến của nhà máy tại Duyên Hải (Trà Vinh), Long Phú (Sóc Trăng), Châu Thành (Hậu Giang); bến tập kết dự phòng tại Kim Sơn (Trà Vinh). Phía Tây ĐBSCL đầu mối tiếp chuyển than tại quần đảo Nam Du; bến của nhà máy tại Kiên Lương (Kiên Giang). Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thì luồng vào cảng Cần Thơ và các cảng trên sông Hậu cho tàu 1-2 vạn tấn là qua kênh Quan Chánh Bố, còn tàu 3.000-5.000 tấn qua cửa Định An. Khu bến Cái Cui cảng Cần Thơ và luồng vào các cảng trên sông Hậu là các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến 2015.
Mở đầu cho các dự án ở ĐBSCL, ngày 27-12-2009, tại huyện Duyên Hải (Trà vinh), Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng dự án kênh Quan Chánh Bố khơi luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Mục tiêu xây dựng luồng tàu biển ổn định cho tàu có trọng tải 10.000 tấn và tàu 20.000 tấn non tải ra vào sông Hậu. Tổng mức đầu tư của dự án này hơn 5.000 tỉ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2011, kênh Quan Chánh Bố sẽ đưa vào khai thác, đáp ứng năng lực thông qua khoảng 22 triệu tấn tấn hàng hóa/năm, phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của ĐBSCL.
Mặc dù dự án kênh Quan Chánh Bố đã khởi động nhưng các nhà hàng hải, các cảng ĐBSCL cho rằng, việc đầu tư nạo vét luồng Định An vẫn cần thiết. Vì đây đến cuối năm 2011, tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL ra vào sông Hậu vẫn phải qua luồng Định An. Ông Lê Minh Kháng, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Cần Thơ, cho rằng: “ Việc nạo vét cửa Định An trong giai đoạn hiện nay và duy tu để sử dụng lâu dài là rất cần thiết, vì nếu luồng Quan Chánh Bố hoàn thành thì cũng không đáp ứng yêu cầu tăng trưởng của khu vực ĐBSCL…”. Hiện nay, việc đầu tư nạo vét luồng Định An để tàu biển có trọng tải lớn dễ dàng ra vào sông Hậu được nhiều nhà đầu tư nước ngoài (Mỹ, Đan Mạch) quan tâm đến khảo sát và đề nghị cho được đầu tư. Ông Phan Thành Tiến, Giám đốc Cảng Cần Thơ, cho biết thêm: Theo chuyên gia nước ngoài, việc nạo vét luồng Định An rất đơn giản, không tốn kém nhiều nhưng hiệu quả. Đầu tháng 2-2010, Tập đoàn Đan Mạch và Công ty Saigonship đã đến Cần Thơ bàn giải pháp nạo vét luồng Định An.
Với chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển cảng biển; tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; chú trọng áp dụng hình thức nhà nước-tư nhân đối với các cảng, khu phát triển mới có quy mô lớn… như quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, hy vọng sẽ mở lối ra cho việc nạo vét luồng Định An và các cảng biển ĐBSCL. Tương lai gần, kênh Quan Chánh Bố hoàn thành, cùng việc mời gọi nhà đầu tư nước ngoài nạo vét luồng Định An, luồng sông Hậu sẽ thông thương, đường ra biển lớn sẽ mở, hàng hóa nông, thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL chắc chắn tăng thêm lợi thế cạnh tranh, xứng với lợi thế tiềm năng…
Bài, ảnh: HUỲNH BIỂN
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!