VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI THANH HÓA
Công ty TNHH DV vận tải Tri Châu , nhận vận chuyển hàng hóa đi Thanh Hóa đến những địa danh : Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn, Thị xã Sầm Sơn, Huyện Đông Sơn, Huyện Quảng Xương, Huyện Hoằng Hóa, Huyện Hậu Lộc, Huyện Hà Trung, Huyện Nga Sơn, Huyện Thiệu Hóa, Huyện Triệu Sơn, Huyện Yên Định, Huyện Tĩnh Gia, Huyện Nông Cống, Huyện Ngọc Lặc, Huyện Cẩm Thủy, Huyện Thạch Thành, Huyện Vĩnh Lộc, Huyện Thọ Xuân, Huyện Như Thanh, Huyện Như Xuân, Huyện Thường Xuân, Huyện Lang Chánh, Huyện Bá Thước, Huyện Quan Hóa, Huyện Quan Sơn, Huyện Mường Lát.
Xem xét khối lượng, tính chất của hàng hoá cũng như nơi đến. Chúng tôi sẽ cung cấp phương tiện vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đường bộ sau đây:
- Vận tải hàng hóa bằng phương tiện vận tải container.
- Vận chuyển hàng hóa bằng xe tải ( từ 2-20 tấn ).
- Vận chuyển hàng hóa hàng hóa phi tiêu chuẩn bằng xe tải đặc biệt.
Bất kể loại và tuyến vận chuyển, công ty sắp xếp giao hàng an toàn đến đích trong thời gian vận chuyển ngắn hợp lý. Thời gian vận chuyển từ Tphcm đi Thanh Hóa từ 2-3 ngày.
Giải pháp vận chuyển đáng tin cậy :
Vận tải Tri Châu là công ty giao nhận vận tải hàng hóa năng động, cung cấp các dịch vụ vận tải đường bộ hiệu quả và chất lượng .
Bạn có thể tin tưởng chúng tôi :
10 năm kinh nghiệm trong ngành của chúng tôi và cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng nhanh chóng và tích cực cung cấp cho khách hàng của chúng tôi sự tin tưởng rằng các lô hàng của họ luôn ở trong tay an toàn.
Mọi lô hàng đều quan trọng :
Cho dù bạn có một lô hàng duy nhất, một vài pallet hoặc nhiều tải trọng đầy đủ mỗi tuần, chúng tôi biết cách xử lý và chăm sóc hàng hóa của bạn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Các mặt hàng thường vận chuyển:
- Hàng tiêu dùng,nông sản, thực phẩm,thức ăn chăn nuôi v.v…
- Hàng sợi vãi, nệm mouse, cao su, bàn ghế, hàng trang trí nội thất,cây cảnh v.v…..
- Hàng nguyên liệu ,phế liệu,sắt thép,hóa chất,máy móc,thiết bị nhà xưởng v.v…
- Hàng xây dựng các công trình,hàng tổ chức sự kiện v.v…
- Vận chuyển thiết bị máy móc, máy công nghiệp, máy công cụ.
- Vận chuyển hàng siêu trường, hàng siêu trọng.
Ký kết hợp đồng vận chuyển :
- Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
- Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.
Phương châm của Công ty chúng tôi là: Đảm bảo uy tín- Thời gian đúng hẹn.
Trách nhiệm sau vận chuyển :
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá nếu có sai sót, sơ suất là khó tránh, làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi thường theo thẩm định.
Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải Tri Châu trong suốt những năm qua.
Thông tin liên hệ :
CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TRI CHÂU
- Trụ sở : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
- Di động : 0813.188.427 – 0987.992.139 – 0933.744.015
- MST : 0313731840
- Website: 24hvanchuyen.com
- Email : vantaitrichau@gmail.com
Bamboo Airways tặng vé tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung
Bamboo Airways tặng vé bay cho tất cả tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động thiện nguyện, miễn phí vận chuyển hàng hóa cứu trợ tới các địa phương lũ lụt, dành tặng ngày công và lập quỹ quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung…
Những ngày qua, bão, mưa, lũ đã gây ra tình trạng ngập lụt đặc biệt nghiêm trọng trên toàn Miền Trung, gây thiệt hại lớn về người và của tại nhiều địa phương như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam…
Trong hoàn cảnh này, Bamboo Airways đẩy mạnh triển khai chiến dịch “Sát cánh cùng Miền Trung ruột thịt” với các chuỗi hoạt động thiện nguyện thiết thực, với mong muốn góp phần hỗ trợ người dân và chính quyền các tỉnh Miền Trung khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Cụ thể, đối với vé máy bay cá nhân, Bamboo Airways tặng vé máy bay/hoàn vé máy bay (đã bao gồm thuế phí) cho toàn bộ đối tượng tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cứu trợ, thiện nguyện tại Miền Trung, bao gồm thành viên của các đoàn cứu trợ của hội chữ thập đỏ, mặt trận tổ quốc các cấp, hội từ thiện độc lập, cá nhân độc lập…
Đối với các chuyến bay thuê chuyến, Bamboo Airways áp dụng chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện bay thuê chuyến phục vụ hoạt động cứu trợ, thiện nguyện trên cả các đường bay thường lệ của Bamboo Airways và các đường bay khác.
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Bamboo Airways tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ của các cơ quan tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các tập thể, cá nhân… tới đồng bào chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt Miền Trung, bao gồm cước vận chuyển, phụ thu nhiên liệu, chi phí liên quan…
Bamboo Airways tiếp tục kết hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tập trung chuyên chở hàng hóa cứu trợ đến các khu vực này, nhằm mục đích đưa nhu yếu phẩm, hàng hóa, vật phẩm y tế đến tay người dân một cách nhanh chóng nhất. Cụ thể, hàng hóa cứu trợ sẽ được đặt giữ chỗ và ưu tiên vận chuyển miễn phí trên các chuyến bay của Bamboo Airways từ Hà Nội và TP.HCM đi Vinh, Đồng Hới, Đà Nẵng.
Đối với mạng bay, Bamboo Airways đang lên kế hoạch kiến nghị Cục hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng phê duyệt chủ trương mở rộng mạng bay, gia tăng tần suất từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành tới Quảng Bình, Vinh, Đà Nẵng, để khơi thông thông suốt tuyến giao thông phục vụ công tác từ thiện, cứu trợ.
Chia sẻ với những mất mát của đồng bào Miền Trung, toàn thể cán bộ nhân viên tập đoàn FLC và Bamboo Airway tình nguyện cống hiến ngày công tặng đồng bào và chiến sỹ. Hãng cũng xây dựng Quỹ Thiện nguyện Vì miền Trung ruột thịt để tiếp nhận ủng hộ về mặt tài chính và vật phẩm từ các cán bộ nhân viên.
Những tặng phẩm này sẽ được ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Bamboo Airways trao tận tay chính quyền và đồng bào tại các tỉnh Miền Trung thông qua các chuyến bay cứu trợ đặc biệt do Hãng tiến hành trong thời gian sớm nhất.
“Đối với Bamboo Airways, trách nhiệm vì cộng đồng, vì xã hội là một phần hoạt động không thể tách rời. Với chuỗi chương trình hỗ trợ thiết thực người dân Miền Trung, chúng tôi mong đóng góp một phần sức lực giúp Miền Trung vượt qua khó khăn, ổn định kinh tế – xã hội trong thời gian sớm nhất”, ông Đặng Tất Thắng – Tổng Giám đốc Bamboo Airways nói.
Xuất – nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn: Nhìn thẳng những tồn tại, yếu kém vì sự phát triển lâu dài
Khoảng 5 năm trở lại đây, hệ thống cảng biển Nghi Sơn được Bộ Giao thông – Vận tải đánh giá có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam về đầu tư hạ tầng. Những cầu cảng hiện đại có thể đón tàu tải trọng lớn của thế giới, nhưng lượng hàng hóa qua đây còn khá khiêm tốn. Ngoài những thành công ban đầu, cần thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề liên quan khiến hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cảng chưa được như kỳ vọng để có những giải pháp khắc phục.
Cảng nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ và có tiềm năng phát triển thành một trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch tổng cộng 64 bến, trong đó có 12 bến container, 20 bến tổng hợp, còn lại là các bến chuyên dụng. Đến thời điểm hiện tại, Cảng Nghi Sơn đã có 21 bến đi vào hoạt động.
Trong số đó, hiện đại bậc nhất hiện nay có 4 cầu cảng tổng hợp quốc tế của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, có thể tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho các tàu container có sức chở đến 3.500 TEU, tương đương trọng tải 30.000 đến 40.000 DWT.
Ngoài ra, 2 cầu cảng tổng hợp và khu hậu cần cảng của Công ty CP Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp PTSC Thanh Hóa với khả năng tiếp nhận tàu đến 70.000 DWT. 3 cầu cảng tổng hợp khác của Công ty CP Đầu tư khoáng sản Đại Dương có khả năng tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp đến 60.000 DWT.
Một số công ty lớn đang phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn như: Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Công ty Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 cũng có các cảng chuyên dụng riêng. Các doanh nghiệp này vẫn đón những tàu lớn từ các đối tác quốc tế để xuất – nhập khẩu hàng hóa theo định kỳ.
Với các điều kiện hiện tại về cơ sở kỹ thuật, Cảng Nghi Sơn có thể đáp ứng được nhu cầu xếp dỡ, vận chuyển container qua cảng với sản lượng lên tới 5.000 TEU/tháng, tương đương 60.000 TEU mỗi năm. Bước ngoặt quan trọng cho phát triển hệ thống Cảng Nghi Sơn là từ tháng 5–2019, Tập đoàn CMA – CMG (Cộng hòa Pháp) – tập đoàn lớn thứ 3 thế giới hiện nay về vận chuyển container quốc tế, đã quyết định mở hoạt động logistics đến Nghi Sơn. Tập đoàn đã đưa các chuyến tàu container đến với Cảng Nghi Sơn trong hải trình, gồm: Hồng Kông – Nansha – Hải Phòng – Nghi Sơn – Trạm Giang – Hồng Kông. Hàng hóa từ Nghi Sơn sẽ trung chuyển đến các cảng lớn nói trên, sau đó được tiếp tục vận tải đi khắp châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á theo hải trình riêng của hãng.
Trên thực tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa mang lại nguồn thu ngân sách Nhà nước lớn. Thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nghi Sơn, trong năm 2019, có 121 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn với tổng kim ngạch giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 4,37 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước 9.350 tỷ đồng. 9 tháng năm 2020, có 117 doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua cảng với tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 4,13 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng hàng container qua Cảng Nghi Sơn, đóng góp cho ngân sách tỉnh hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, chưa tính hàng rời và hàng tổng hợp. Thống kê từ Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa, trong năm 2019 có 32 chuyến tàu container quốc tế cập Cảng Nghi Sơn với lượng hàng hóa được vận chuyển đạt hơn 8.583 TEU. Trong 9 tháng năm 2020, đã có 24 chuyến tàu container cập cảng với lượng hàng hóa qua cảng hơn 6.400 TEU, nộp ngân sách Nhà nước hơn 305 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cần nhìn vào một thực tế là, tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu của Thanh Hóa và các tỉnh lân cận đến với Cảng Nghi Sơn là còn khá khiêm tốn so với doanh nghiệp đến với Cảng Hải Phòng. Đơn cử như trong 9 tháng năm 2020, trong tổng số 117 doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn thì chỉ có 48 doanh nghiệp trong tỉnh và 11 doanh nghiệp trong tỉnh xuất nhập khẩu thường xuyên.
Theo khảo sát thực tế và tổng hợp từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, nguyên nhân chưa có nhiều doanh nghiệp mặn mà xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, chủ yếu là: chi phí vận chuyển đường biển qua Cảng Nghi Sơn còn cao hơn tại các cảng biển của Hải Phòng, Quảng Ninh; các dịch vụ logistics kèm theo tại Nghi Sơn còn thiếu và yếu, mới chỉ có 1 hãng tàu khai thác vận chuyển container nên số chuyến ít, làm tăng thời gian và chi phí lưu kho bãi, tăng chi phí qua các cảng phụ…
Phải vận chuyển hàng hóa xa hơn 200 km, sao họ không chọn Cảng Nghi Sơn thay vì phải ra tận Cảng Hải Phòng? Còn những trở ngại nào của các khâu liên quan dẫn đến doanh nghiệp chưa mặn mà xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn? Cần phải thẳng thắn nêu ra những nguyên nhân để các sở, ban, ngành liên quan và tỉnh có hướng khắc phục.
Bài và ảnh: Lê Đồng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!