VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ĐI PHÚ YÊN
Vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi Phú Yên bằng đường bộ là một trong những dịch vụ vận tải hàng hoá phổ biến hiện nay. Dịch vụ này cung cấp các giải pháp vận chuyển hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo sự an toàn cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, công ty chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến Phú Yên một cách nhanh chóng và tiện lợi. Công ty chúng tôi đầy đủ các phương tiện vận chuyển hàng hoá từ xe tải nhỏ đến xe tải lớn và các phương tiện vận chuyển đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu vận chuyển khác nhau của khách hàng.
Đối với các hàng hoá cần được vận chuyển nhanh chóng, các công ty vận chuyển hàng hóa thường cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường bộ tốc độ cao. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển và đảm bảo hàng hóa đến nơi đích đến một cách an toàn và đúng thời gian.
Công ty chúng tôi đảm bảo rằng hàng hoá được vận chuyển một cách an toàn và đúng cách. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ đóng gói và bốc xếp hàng hoá, đảm bảo rằng hàng hoá được vận chuyển trong các bao bì đúng cách để tránh các thiệt hại trong quá trình vận chuyển.
Dịch vụ vận chuyển hàng hoá từ TP.HCM đi Phú Yên bằng đường bộ là một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cần vận chuyển hàng hoá trong khu vực miền Trung. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tiện ích .
Công ty Tri Châu vận chuyển hàng hoá đến các khu vực tỉnh Phú Yên như : huyện Đông Hoà, huyện Đồng Xuân, huyện Phú Hoà, thị xã Sông Cầu , huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa, huyện Tây Hoà, huyện Tuy An, thành phố Tuy Hòa
Các mặt hàng thường xuyên vận chuyển:
- Hàng hóa tiêu dùng: Gồm các mặt hàng như thực phẩm, đồ uống, sản phẩm gia dụng, quần áo, giày dép, nước hoa, mỹ phẩm,…
- Vật liệu xây dựng: Gồm các loại vật liệu xây dựng như gạch, xi măng, sắt thép, đá granit, cát, đá,…
- Sản phẩm công nghiệp: Gồm các loại sản phẩm công nghiệp như bánh xe, phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị,…
- Hàng hóa nông sản: Gồm các mặt hàng như trái cây, rau củ, thịt gia súc, cá, gạo,…
- Hàng hóa xuất khẩu: Gồm các mặt hàng như quần áo, giày dép, túi xách, đồ chơi, sản phẩm đồ gỗ, điện tử, mỹ phẩm,…
Thông tin liên quan :
Ký kết hợp đồng vận chuyển :
- Khi 2 bên thống nhất thỏa thuận sẽ có hợp đồng vận chuyển đầy đủ, cụ thể, ngắn gọn.
- Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên giữ 1 bản, khi bàn giao hàng hóa xong thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa không còn hiệu lực.
Trách nhiệm sau vận chuyển:
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá đi Phú Yên, nếu có sai sót, sơ suất khó tránh, làm sứt mẻ hay đổ vỡ hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của quý khách. Công Ty chúng tôi sẽ có trách nhiệm tiến hành bồi thường theo thẩm định.
Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ vận tải Tri Châu trong suốt những năm qua.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DV VẬN TẢI TRI CHÂU
- Trụ sở : 35A Đường TA21,Phường Thới An, Quận 12, Tp.hcm.
- Di động : 0933.744.015 – 0987.992.139
- MST : 0313731840
- Website: 24hvanchuyen.com
- Email : vantaitrichau@gmail.com
Chúng tôi sẻ báo giá cụ thể cho từng chuyến hàng với mức giá cước vận chuyển tốt nhất cho Quý Khách . Đặc biệt giá ưu đãi với các hợp đồng dài hạn.
Hệ thống Logistics trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra mắt
Công ty Cổ phần iFreight đã chính thức ra mắt hệ thống booking Logistics đầu tiên tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ hội cho các DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tối ưu các hoạt động Logistics.
ông nguyễn thanh sang – founder _ ceo ifreight trả lời câu hỏi báo chí(1)Nhấn để phóng to ảnh
Đại diện iFreight cho biết họ nhận thấy rất nhiều chủ DN đau đầu trong việc kiểm soát chi phí của hoạt động Logistics vì sự thiếu minh bạch trong khâu báo giá hay do phải qua nhiều khâu trung gian.
Theo thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam, chi phí Logistics ở mức trung bình trên thế giới là khoảng 10-12% GDP, trong khi ở Việt Nam tỉ lệ này lên tới 25% GDP.
Điều này bắt nguồn từ chất lượng dịch vụ Logistics chưa hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực chưa được đầu tư tương xứng… dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Chi phí cao không ổn định, lãng phí thời gian, công sức, quy trình rườm rà phức tạp, không kiểm soát được tiến độ hàng hóa là những vấn đề tiêu biểu trong ngành Logistics mà các DN luôn trăn trở trong môi trường Logistics chưa có chuẩn mực chung về hệ thống cũng như cách thức quản lý đồng bộ.
Ông Nguyễn Thanh Sang, nhà sáng lập, giám đốc điều hành Công ty Cổ phần iFreight nhận thấy rằng cách thức giao dịch truyền thống trong Logistics bộc lộ nhiều hạn chế, chưa mang lại các giá trị thực sự cho cộng đồng DN xuất nhập khẩu.
Ông Sang cũng cho biết trong nền công nghiệp 4.0, công nghệ thay đổi bản chất của tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, chuyển hóa cuộc sống, trở thành phương tiện kết nối cá nhân và tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trong môi trường kinh doanh số hóa, và Logistics cũng không ngoại lệ.
Đối với lĩnh vực Logistics, sự thay đổi biểu hiện qua việc mở rộng việc kết nối những thiết bị phi truyền thống như pallete, xe cần cẩu, thậm chí xe rơ-mooc chở hàng với mạng Internet, quản lý kho bằng cảm biến,… Hiện tại, tất cả các công ty Logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT- Internet of Things (Kết nối vạn vật). Trong vòng 3 năm tới, IoT sẽ trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực Logistics.
Do đó, giải pháp mới sẽ phá vỡ rào cản và quy tắc truyền thống. Hệ thống ifreight.net bao gồm Website và Mobile app giúp DN có thể lựa chọn đơn vị vận chuyển với danh sách trên 40 hãng tàu để quyết định mức giá thấp nhất tại từng thời điểm, từ đó có thể booking trực tuyến thay vì thủ công như trước đây. Điều đặc biệt là DN có thể kiểm soát được hầu hết các tiến độ quan trọng của lộ trình Logistics.
Ngoài ra, DN có thể quản lý các đơn hàng của mình bao gồm chứng từ, hàng hóa, container, hóa đơn trên cùng một hệ thống.
Gia Hưng
Logistics Việt Nam phát triển nhưng chỉ “nuôi béo” các hãng nước ngoài
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổng chi phí ngành dịch vụ xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016 có doanh thu khoảng 41,26 tỷ USD, nhưng doanh thu 100 doanh nghiệp (DN) logistics lớn nhất của Việt Nam chỉ đạt 8,74 tỷ USD, chỉ chiếm 21%, hơn 32,5 tỷ USD nằm trong tay các hãng logistics của nước ngoài.
Đáng nói hơn theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA: Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15 -16%/năm, xếp hạng 53 năm 2014 và xếp hạng 64/160 nước, năm đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng thế giới.
Ngành Logistics của Việt Nam phát triển do hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng nhưng giá trị của ngành nằm trọn trong tay các hãng nước ngoài (ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, các DN logistics Việt Nam chỉ đáp ứng và cung cấp được các dịch vụ giản đơn, làm trung gian giá trị thấp, thị phần nhường lại cho các hãng nước ngoài trong đó đặc biệt thuê tài, dịch vụ bốc dỡ, khai thác, vận chuyển.
Cụ thể, ông Hiệp thông tin: Các DN logistics Việt chủ yếu chỉ cung cấp chủ yếu các dịch vụ logistics nội địa, như dịch vụ vận tải nội địa, vận tải đa phương thức, dịch vụ cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ kho bãi, khai báo Hải quan, giám định, hun trùng hàng hóa, kiểm nghiệm hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa…
Ở các dịch vụ logistics trong thương mại quốc tế, phần lớn các DN, hãng tàu Việt Nam chỉ làm trung gian, không tham gia vào chuỗi thuê tàu chính, không được đánh giá cao năng lực. Cụ thể: Các DN Việt chủ yếu chỉ đảm nhận một phần dịch vụ logistics quốc tế thông qua qua làm đại lý cho các DN nước ngoài là các chủ hàng, chủ tàu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế thuê lại.
Điểm yếu của các DN Việt Nam là chi phí dịch vụ còn chưa cạnh tranh tốt, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt.
Nguyên nhân chính của DN Việt so với các DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam cho dù trong cùng 1 hạ tầng là hạn chế về quy mô, vốn, kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực.
Nguyên nhân quan trọng nữa là không có đầu mối nguồn hàng do Việt Nam chủ yếu (khoảng 91%) xuất FOB và nhập CIF, ngoài ra có hạn chế về kết cấu hạ tầng logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.
Do đó, việc giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay là một yêu cầu cấp bách.
Những tồn tại trên khiến chi phí logistics còn ở mức cao, tương đương 20,8 % GDP (các nước phát triển từ 9-14%). Tỷ lệ thuê ngoài khoảng 35-40%, nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu.
An Linh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!