Phi công máy bay MH370 tự sát theo kế hoạch tỉ mỉ?
Các chuyên gia điều tra máy bay mất tích của Malaysia Airlines nghi ngờ phi công MH370 tự sát theo một kế hoạch tỉ mỉ.
Nhà điều tra tin rằng phi công MH370 đã lên kế hoạch tự sát. |
Nhóm điều tra tin rằng không có lỗi kỹ thuật hay đám cháy nào xảy ra, khiến MH370 phải bay bất thường hoặc tắt hệ thống liên lạc rồi đột ngột đổi hướng, tiếp tục 7 giờ bay im lặng ra biển.
Quá trình phân tích lộ trình bay, tín hiệu và liên lạc cho thấy MH370 đã bay “theo một đường bay hợp lý”. Nhà điều tra nghi ngờ hành động thay đổi độ cao bất thường, tắt hệ thống liên lạc và cuối cùng lao xuống đại dương của MH370 là theo kế hoạch tự sát của phi công.
Nhà điều tra cũng đặt ra giải thuyết cơ trưởng Zaharie Ahamd Shad cố tình phá hoại MH370 và hành động đâm máy bay xuống Ấn Độ Dương được lên kế hoạch từ trước.
Tín hiệu radar quân đội Malaysia ghi lại cho thấy, máy bay mất tích tích MH370 đã tăng độ cao lên 13.700 m, điều này nằm trong một dự tính của phi công. Ở độ cao này bầu không khí trở nên loãng và bắt đầu thiếu khí Oxy.
Hành khách và phi hành đoàn có thể sử dụng mặt nạ dưỡng khí. Tuy nhiên, thời gian tối đa mặt nạ dưỡng khí cung cấp Oxy cho hành khách chỉ kéo dài 12 phút. Trong khi đó, theo dữ liệu từ radar, MH370 đã bay ở độ cao 13.700 m trong 23 phút, gấp đôi khoảng thời gian mặt nạ dưỡng khí có thể cung cấp Oxy, điều này khiến toàn bộ hành khách bất tỉnh.
Để quá trình thiếu Oxy xảy ra nhanh hơn, phi công đã chủ định tắt hệ thống kích hoạt Oxy khẩn cấp trong cabin. Hành động này dẫn đến hệ thống liên lạc của MH370 bị tắt có chủ định. Bình thường không khí đi qua bộ phận lọc ở cabin máy bay rồi chuyển đến khoang hành khách.
Trong nhiều trường hợp, phi công có thể tắt bộ phận lọc khí khi máy bay đi vào vùng không khí bẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp MH370 loại trừ khả năng này vì ở độ cao 13.700 m, hệ thống này đã không được kích hoạt.
Sau khi tắt hệ thống liên lạc, phi cơ MH370 đã giảm độ cao đột ngột từ 13.700 m xuống 7.000 m, dưới mức bay thông thường để tránh radar và bay tiếp 7 giờ ra Ấn Độ Dương.
Hiện tại, Công ty vệ tinh Inmarsat của Anh đang sử dụng một hiện sóng được phát hiện trong thế kỷ 19 để phân tích 7 tiếng “ping” mà vệ tinh của công ty thu được từ MH370, để xác định điểm đến cuối cùng của máy bay mất tích trên Ấn Độ Dương.
Cát Anh – Dailymail
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!