“Luồng gió mới” cho các công ty vận tải biển Việt Nam
Với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm và doanh số lên đến con số tỉ USD, logistics đã và đang trở thành một ngành dịch vụ đầy triển vọng tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tư nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển ngành logistics với trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo chiều dài đất nước.
Tuy chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam từ khi nền kinh tế hàng hóa ra đời, nhất là khi trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phát triển, nhưng ngành logistics đã và đang từng bước góp phần rất lớn của mình vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Theo Bộ Công Thương, dịch vụ logistic ở Việt Nam chiếm từ 15 – 20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) – một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất của logistic là vận tải, chiếm từ 40 – 60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Điều này cho thấy, dịch vụ logistics có ý nghĩa quan trọng và việc giảm chi phí này sẽ góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho vận chuyển hàng hóa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong nước.
Tốc độ tăng trưởng của ngành những năm gần đây đạt trung bình 20-25%/năm và hiện tại Việt Nam có trên 800 doanh nghiệp logistics đang hoạt động với quy mô khác nhau. Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics còn to lớn hơn nữa khi kim ngạch thương mại Việt Nam được xem là có mức tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ gần 18 – 20%/năm và kim ngạch đạt gần 130 tỷ USD
Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2009 Việt Nam xếp thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á về hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonesia, Tunisia, Honduras…). Ngoài ra với tư cách chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN xây dựng hệ thống “mềm” trong phát triển lĩnh vực logistics. Tuy nhiên đây là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Còn nhiều hạn chế
Cũng như các nước đang phát triển trong khu vực, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn yếu ; nguồn nhân lực cũng rất hạn chế và chưa được đào tạo một cách bài bản. Quan trọng hơn, ngành logistics vẫn chưa tạo được hành lang vận tải đa phương thức để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hàng hóa chất lượng cao của các nhà xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, chính hệ thống giao thông không đồng bộ, chất lượng dịch vụ kém đã khiến cho cước phí vận chuyển của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á. Việt Nam lại thiếu các cảng nước sâu, cảng trung chuyển, công nghệ bốc xếp tại nhiều cảng vẫn còn thô sơ nên năng suất chưa cao. Kho bãi cũng chưa được đầu tư xây dựng theo chuẩn quốc tế khiến khách hàng e ngại khi chọn Việt Nam làm điểm trung chuyển.
Tổng Giám đốc Công ty ATL (Trade & Logistics) Ruby Ngọc cho biết, làm logistics ở Việt Nam hạn chế nhất là giao thông (van chuyen hang hoa )đường bộ. Việc giao nhận luôn gắn liền với tốc độ thời gian và đó cũng chính là uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chủ động thời gian được vì giao thông phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của cả xã hội. Bởi vậy, các doanh nghiệp chỉ cố làm sao hạn chế mức thấp nhất những lần giao hàng chậm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải), lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển. Hiện có đến 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics nhưng đa phần là doanh nghiệp nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãng nước ngoài trong chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi….
Có thể nói cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông là nền tảng, là trái tim, mạch máu của hoạt động logistics. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quy hoạch phải có một tầm nhìn, định hướng đúng đắn và đặc biệt là Chính phủ cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để ngành logistics phát triển đúng tầm. Bên cạnh những hạn chế về hạ tầng giao thông, ở Việt Nam vẫn còn vắng bóng các doanh nghiệp logistics lớn có khả năng đảm đương được toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng logistics, do đó nguồn lợi to lớn từ loại hình dịch vụ tổng hợp này vẫn tiếp tục chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài.
Những tín hiệu vui
Đầu tháng 1/2010, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ (khoảng 1.811 km) để nâng cao năng lực vận tải Bắc-Nam, bổ sung cho tuyến quốc lộ 1A và 1B hiện tại. Theo lộ trình cam kết WTO về mở cửa thị trường logistics, Việt Nam sẽ dần mở rộng cửa để các doanh nghiệp quốc tế tham gia, gồm: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, các dịch vụ thực hiện thay cho chủ hàng…
Đến 11/1/2014, Việt Nam chính thức cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics tham gia thị trường Việt Nam. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đã có mặt tại thị trường trong nước và đang đầu tư, mở rộng hoạt động (như Schenker liên doanh với Gemadept, Lotte Sea, liên doanh YCH-Protrade DistriPark có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2009, gia nhập sân chơi của các nhà cung cấp tên tuổi như Mearsk, APL, Diethelm, Mappletree…). Đến năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam ngày 24/12/2009).
Thời gian gần đây Việt Nam đang nỗ lực phát triển dich vụ logistics theo hướng 3PL và bước đầu đã gặt hái được những thành công rất đáng khích lệ. Những người làm dịch vụ 3PL trong nước am hiểu từng con đường, từng cây cầu, từng điều khoản luật lệ tại Việt Nam, và đã thành công như Vietranstimex, Vinatrans, Sotrans, Vietfracht, Gemadept, Tranaco… Đặc biệt mới đây (1/2010) Công ty SplendID Technology đã đưa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency identification) vào Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang triển khai công nghệ RFID. Tương tự, Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đã áp dụng hệ thống phần mềm quản lý container tại cảng Cát Lái làm giảm được nhiều thời gian chờ đợi, lấy hàng khỏi cảng, góp phần vào việc giải tỏa tắc nghẽn tại cảng này.
Những động thái tích cực này đang mở ra một bức tranh tươi sáng, tràn đầy hy vọng cho ngành logistics nước nhà trong thời gian tới. Đồng thời cho ta niềm tin về một tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển logistics, qua đó sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Theo VCCL
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!