Không để khan hàng, sốt giá trong dịp Tết

 Trong việc dự trữ, tiêu thụ hàng bình ổn giá (BOG) các DN phải đảm bảo số lượng, chất lượng, ATTP cũng như tổ chức đưa hàng hóa tới các huyện trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới…
Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tại buổi kiểm tra các DN tham gia chương trình BOG, ngày 18/12.
Tăng nguồn cung
Báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, đến nay, 13 DN tham gia chương trình BOG luôn đảm bảo dự trữ lượng hàng tương ứng, với số vốn 276,75 tỷ đồng được TP tạm ứng. Các DN đã dự trữ 4.000 tấn gạo, 900 tấn thịt lợn, 450 tấn thịt gia cầm, 5,5 triệu trứng gia cầm, 200 tấn thủy hải sản đông lạnh, 1.500 lít dầu ăn, 1.500 tấn rau củ… Ngoài ra, khi tham gia chương trình, các DN cũng cam kết giữ giá các mặt hàng thuộc diện BOG thấp hơn từ 5 – 10% so với giá trên thị trường.
Không để khan hàng, sốt giá trong dịp Tết
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn kiểm tra chất lượng hàng bình ổn giá tại siêu thị Fivimart. Ảnh: Hoài Nam
Để không xay ra tình trạng thiếu hàng, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán khi mà mức tiêu thụ trên thị trường tăng cao, bên cạnh việc dự trữ hàng BOG bằng số vốn được UBND TP tạm ứng, các DN cũng chủ động sử dụng nguồn vốn tự có để dự trữ thêm hàng hóa. Qua đó, 7 nhóm hàng thiết yếu theo quy định có thể đáp ứng 30% nhu cầu của thị trường. Các DN tham gia chương trình sẽ tổ chức 600 điểm bán hàng. Bên cạnh đó, liên kết với các DN khác triển khai thêm 1.600 điểm bán hàng BOG, tổ chức 100 chuyến bán hàng lưu động tại 18 huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.
Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, tại các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức… 13 DN tham gia chương trình BOG dự kiến sẽ tổ chức 7 phiên chợ Việt với quy mô 50 – 70 gian hàng. Nhìn chung, với lượng hàng hóa dự trữ dồi dào về cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong dịp Tết, đảm bảo không để xay ra tình trạng khan hàng sốt giá.
Những khó khăn cần khắc phục
Mặc dù UBND TP đã có cơ chế hỗ trợ DN tham gia Chương trình BOG, tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm tạo thuận lợi cho DN vận chuyển hàng hóa vào nội thành, phục vụ kịp thời nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho 101 xe tải chuyên chở các mặt hàng lương thưc, thực phẩm được hoạt động 24/24 giờ trong khu vực nội thành. Tại buổi kiểm tra, bà Vũ Thị Hậu – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP
Nhất Nam phản ánh: Mặc dù cơ quan chức năng cấp phép lưu thông, nhưng một số tuyến đường DN đặt tổng kho dự trữ hàng hóa, siêu thị lại không được cấp phép gây khó khăn cho DN trong việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa. “Hiện siêu thị Fivimart tại đường Trúc Khê (quận Đống Đa) việc vận chuyển hàng BOG gặp khó khăn, bởi lực lượng chức năng không cho phép ô tô vận chuyển hàng hóa lưu thông tại con đường này” – bà Hậu dẫn chứng. Không chỉ vậy, nhiều DN phản ánh mặc dù hàng thực phẩm tươi sống đều được lực lượng thú y đóng dấu, cấp giấy chứng nhận, song để tạo thuận lợi cho người mua sắm khi siêu thị đóng gói nhỏ lại phải dán tem kiểm dịch lần 2, khiến hàng hóa tăng giá…
Bên cạnh những vướng mắc từ phía cơ quan quản lý, thực tế trong quá trình triển khai nhiều DN vẫn chưa thực sự quan tâm đến chương trình này. Bà Đặng Hồng Điệp – Trưởng phòng Ngân sách (Sở Tài Chính) phản ánh, mặc dù UBND TP hỗ trợ cho Công ty CP Xuất khẩu thực phẩm hơn 5 tỷ đồng, nhưng sau hơn 2 tháng triển khai chương trình, DN này không hoàn tất thủ tục tạm ứng vốn cần thiết.
Điều này khiến UBND TP buộc phải tạm ngừng ứng vốn BOG cho DN này, chuyển khoản vốn trên cho Tổng Công ty Thương mại Hà Nội và Công ty CP Nhất Nam thực hiện dự trữ hàng BOG.
Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu: Trong thời gian tới, căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu dùng, Sở Công Thương chỉ đạo các DN tham gia chương trình BOG chuẩn bị đầy đủ hàng, phục vụ tốt nhu cầu của Nhân dân trong dịp cuối năm, không được để tăng giá.
Đồng thời Sở Công Thương phối hợp với Sở TT&TT đẩy mạnh tuyên truyền 600 điểm bán hàng BOG; Sở Y tế, Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về ATTP; Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong dịp Tết. Đối với các DN, Phó Chủ tịch yêu cầu phải đảm bảo số lượng hàng, nguồn hàng, chất lượng các mặt hàng thiết yếu và bán đúng giá cam kết, đặc biệt, quan tâm đưa hàng BOG về nông thôn phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết của Nhân dân.
Theo  ktdt.vn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các cảng biển Hà Lan

Các cảng biển của Hà Lan tại Biển Bắc Kênh Diện tích, trong đó bao gồm các cảng Amsterdam, IJmuiden, Beverwijk và Zaanstad, nhận kỷ...

AirBridgeCargo Airlines mở tuyến Dallas-Amsterdam-Moscow

AirBridgeCargo Airlines của Nga sẽ bắt đầu dịch vụ vận chuyển hàng hóa hai chuyến một tuần, sử dụng máy bay Boeing 747-8 đến Sân...

Sự điều chỉnh nào trong thời kỳ đại dịch sẽ có tác động lớn nhất đến chuỗi cung ứng?
Sự điều chỉnh nào trong thời kỳ đại dịch sẽ có tác động lớn nhất đến chuỗi cung ứng?

Thời kỳ đại dịch đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và chuỗi cung ứng không phải là ngoại lệ. Theo quan sát...

Miễn thuế với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia
Miễn thuế với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Campuchia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BTC hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
Chat zalo