Cước vận chuyển tăng vọt vì “siết” xe quá tải
Sau 10 ngày thực hiện cân xe quá tải, cước vận tải đội lên nên một số hàng hóa trên thị trường tỉnh Bình Thuận đã tăng giá vùn vụt và tác động trực tiếp vào các doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng.
Các xe tải vận chuyển hàng hoá bị kiểm tra trọng tải tại trạm cân |
Giá vật liệu xây dựng đang tăng |
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, hiện nay, trên thị trường, một số mặt hàng tiêu dùng có yếu tố chịu cước vận tải đã bắt đầu tăng nhẹ; các loại vật liệu xây dựng (VLXD) như xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát… đã tăng giá rất cao. Hiện các DN đang tính phương án đầu tư thêm xe vận tải và tìm hiểu phương thức vận tải khác để có thể đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng…
Với thực tế hiện nay, hàng hóa tăng giá cũng là điều dễ hiểu. Không phải DN tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”, mà trên thực tế, do chi phí vận tải tăng nên buộc họ phải tăng giá bán để bù cước vận tải. Và, với hàng nghìn mặt hàng tiêu dùng đang chịu cước vận tải cao do phải vận chuyển từ các nơi xa về như hiện nay, thì việc đối mặt với “cơn bão giá” trong thời gian tới là điều dễ hiểu.
Theo một lái xe chạy tuyến TPHCM – Bình Thuận cho biết, chở đúng tải vừa nhẹ nhàng vừa an toàn, nhưng các chi phí dọc được quá lớn, buộc phải chở quá tải. Nhưng hiện nay, địa phương nào cũng đặt trạm cân, buộc tài xế phải chở đúng tải hoặc tạm ngưng chạy, ảnh hưởng tới thu nhập. Vì nếu không san tải khi cân, ngoài việc bị phạt vì quá tải còn bị tạm giữ bằng lái 30 ngày. Nếu không tăng cước thì không thể chạy được.
Hẳn nhiên, khi thực hiện việc siết chặt xe quá tải, các cơ quan quản lý Nhà nước đã dự đoán được xu hướng tất yếu giá các loại hàng hóa liên quan tới vận tải sẽ tăng lên, tác động tới túi tiền của người dân. Tuy nhiên, trước hậu quả do xe quá tải gây ra như: đường sá, cầu, cống hư hỏng; những vụ tai nạn giao thông thảm khốc… thì siết xe quá tải cũng là điều nên làm.
Theo nhiều chủ xe, cước tăng hay giảm của loại hình xe này không phụ thuộc nhiều vào giá xăng dầu, mà chủ yếu vào hoạt động của các trạm kiểm tra kiểm soát trên đường là chặt, hay lỏng. Nếu các địa phương đều làm căn và xuyên suốt 24/24 như tỉnh Bình Thuận thì việc chở quá tải là điều không thể.
Từ khi việc kiểm tra trọng tải hoạt động làm thị trường hàng hoá bị ảnh hưởng, bắt đầu leo thang |
Theo giaothongvantai.com.vn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!